Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY

Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY

Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY

Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY

Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY
Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ - CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TRẦN HUY
Tầng 7 – Tòa nhà Sông Đô Tower, 62A Phạm Ngọc Thạch, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tiếng Việt English

Cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng giảm mức đầu tư từ 47.000 tỷ còn 21.000 tỷ

28-01-2019

Sau khảo sát, tổng mức đầu tư dự án cao tốc này còn 20.953 tỷ đồng thay vì hơn 47.000 tỷ trước đó...

 

 

Liên quan đến vấn đề xây dựng tuyến cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Đồng Đăng (Lạng Sơn), Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị có ý kiến.

Cụ thể, tháng 11/2018, UBND tỉnh Cao Bằng đã có ý kiến về việc xây dựng tuyến cao tốc Trà Lĩnh - Đồng Đăng kết nối tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng - cửa khẩu Tân Thanh. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ trên có ý kiến liên quan.

Về phía Bộ Tài chính, Bộ này ủng hộ và đề nghị Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tuyến cao tốc nói trên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện quy hoạch, có bổ sung tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng năm 2030 trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Về đề xuất của tỉnh Cao Bằng tự đứng ra là cơ quan có thẩm quyển lập dự án đầu tư và vay vốn, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh này cần làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để phân rõ trách nhiệm từ khâu chuẩn bị, ký và thực hiện hợp đồng PPP, chuyển giao vốn nhà nước.

Về đề nghị cho phép tỉnh Cao Bằng sử dụng nguồn kinh phí từ bán đấu giá quỹ đất của tỉnh và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý để tham gia dự án, Bộ Tài chính cho rằng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá đã nộp ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước.

Còn việc sử dụng nguồn kinh phí từ thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về đề nghị chấp thuận chủ trương lựa chọn nhà đầu tư, ngân hàng và nhà thầu trong nước thực hiện dự án để đảm bảo an ninh, quốc phòng, tránh rơi vào bẫy nợ bất lợi, Bộ Tài chính nhấn mạnh: "Pháp luật về thực hiện dự án theo hình thức PPP hiện nay không có quy định hạn chế về tổ chức tín dụng, nhà đầu tư tham gia vào dự án. Nhà đầu tư được quyền lựa chọn tổ chức tín dụng, nhà thầu theo quy chế riêng của nhà đầu tư, theo Nghị định 63 của Chính phủ về đầu tư hình thức đối tác công tư. Vì vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư đề nghị tỉnh Cao Bằng thực hiện theo quy định hiện hành", Bộ Tài cho hay.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư. Việc lựa chọn ngân hàng cho vay, Bộ này cũng đề nghị Chính phủ lấy thêm ý kiến từ phía Ngân hàng Nhà nước để có cơ sở báo cáo Thủ tướng quyết định….

 
Tỉnh Cao Bằng muốn điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trên là năm 2019 - 2025 thay vì sau năm 2030 theo Quy hoạch. Đề xuất này đều được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ.

Năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tư vấn nghiên cứu đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (Cao Bằng) dài 144 km với tổng mức đầu tư 47.000 tỷ đồng.

Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch Đầu tư bố trí vốn cho dự án, dự kiến vay tín dụng Trung Quốc 300 triệu USD để thực hiện. Tuy nhiên, do một số ràng buộc về điều kiện vay vốn nên việc này không thực hiện được.

Tuy nhiên, sau khi khảo sát tỉnh Cao Bằng có đề xuất phương án nghiên cứu đầu tư dự án trên với chiều dài 115 km (giảm 29km so với quy hoạch) và rút ngắn vốn đầu tư xuống gần 20.953 tỷ đồng (910 triệu USD), giảm gần 26.600 tỷ đồng so với tổng mức ban đầu (hơn 1,1 tỷ USD).

Phương án đầu tư được đề xuất là hình thức công tư PPP, dự kiến tỉnh Cao Bằng đầu tư vốn ngân sách hơn 7.500 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng và các công trình; nhà đầu tư và vốn vay tín dụng góp hơn 13.000 tỷ đồng.

Dự án này từng gây nhiều dư luận trái chiều khi giữa năm 2017, tỉnh Cao Bằng có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bộ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng cho chủ trương sử dụng khoản vay tín dụng ưu đãi hơn 300 triệu USD của Trung Quốc để sớm đầu tư tuyến đường bộ nói trên.

Mới đây, trong cuộc họp với tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý triển khai dự án theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện dự án từ năm 2019 - 2020, đầu tư đoạn tuyến từ Tân Thanh (Lạng Sơn) đến Tp. Cao Bằng với chiều dài khoảng 80km. Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và đoạn từ TP. Cao Bằng đến cửa khẩu Trà Lĩnh.

Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc bố trí nguồn vốn cho dự án. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 2.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương góp 2.000 tỷ đồng, phần vốn nhà đầu tư là 6.000 tỷ đồng.


Danh mục sản phẩm

Tin tức